Thuyết minh về một tác giả văn xuôi hiện đại
Việt Nam (Kim Lân)
Nhà văn Kim Lân sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921,
mất ngày 20 tháng 7 năm 2007. Tên thật của nhà văn là Nguyễn Văn Tài. Ông là cha của họa sĩ Thành Chương, nữ
họa sĩ Nguyễn Thị Hiền. Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tâ Hồng, huyện Từ Sơn (nay
là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh
gia đình khó khăn nên ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân viết
truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện như Vợ
nhặt, Đứa
con người vợ lẽ, Đứa
con người cô đầu,
Cô Vịa,… mang tính chất
tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt
Nam và cuộc sống lam lũ của người nông dân thời kì đó.
Ông được dư luận chú ý
nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện lại sinh hoạt văn hóa
phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim,…). Các truyện: Đôi chim thành, Con
mã mái , Chó săn,… kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua
đó thể hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách Mạng tháng
Tám, những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài
hoa.
Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục viết văn, làm báo. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam- mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng(tập truyện ngắn,1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân tuy không đồ sộ nhưng lại rất đặc
sắc và khó trộn lẫn. Một số truyện ngắn của ông được xếp vào hàng “Kinh điển”
trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Chỉ với
ba truyện Vợ Nhặt/ Làng/ Con chó xấu xí… Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào
chiếu trên trong làng văn Việt Nam”. Tuy học vấn theo kiểu trường lớp của ông
không nhiều nhưng tài năng văn học thiên phú của ông đã được khẳng định. Trên nửa
thế kỷ đã trôi qua, truyện ngắn Kim Lân vẫn được giảng dạy trong nhà trường và
chọn làm đề thi văn của nhiều trường Đại học trong cả nước. Ông là mẫu nhà văn
“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp nhận sự
nhạt nhẽo, sự giả tạo trong văn học.
Trong cả hai giai đoạn sáng , tuy viết không
nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút
truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng
tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt
Nam. Năm 2005, truyện Vợ nhặt được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi của Đại học
Kinh tế Huế và Nguyễn Thị Thu Trang đã đạt điểm 10, gây xôn xao dư luận một thời.
Truyện Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một
gia đình người tản cư thời đó.
Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết: "Khi viết về nạn đói người ta
thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta
hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn
với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con
người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng
ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn
tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể
kể đến: Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong phim Chị Dậu, Lão
Pẩu trong phim Con Vá, Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng
Can, Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm.
Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt đầu tiên vào năm 2001. Ông là một trong những thành viên nền tảng của Hội nhà văn Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét